Tụng kinh Địa Tạng có oai lực như thế nào?

“Kinh Ðịa Tạng được xem là một bộ “Hiếu Kinh” của Phật giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất.”

Kinh Địa Tạng phổ biến ở các nước Phật giáo Đại thừa, sử dụng chủ yếu trong nghi thức cầu siêu cho người quá cố. Bồ tát Địa Tạng có danh xưng đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ tát. Ngài có đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong sáu cõi luân hồi và không thành Phật quả khi địa ngục vẫn còn chúng sanh phải chịu đau khổ.

Toàn bộ kinh văn được chia thành 3 phần, với tổng cộng 13 phẩm. Thông qua hai hình ảnh đối lập, một bên là tinh thần từ bi cao cả của Bồ tát Địa Tạng, một bên là sự đau khổ cùng cực của địa ngục, kinh này cảnh tỉnh người đời từ bỏ tham sân si, tu tập các việc lành, giải trừ vô minh…

Khi đã cảm nhận được oai lực của kinh Địa Tạng, mỗi người có thể học tập theo tấm gương từ bi rộng lớn của Bồ tát Địa Tạng, bằng cách tùy vào khả năng của bản thân mà làm những việc lành để giúp đỡ cho các chúng sanh chịu đau khổ.

Ngoài ra, hiếu thảo cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong kinh Địa Tạng, Phật tử cần nương theo những lời dạy ấy để làm tròn nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ và ông bà. Đó là một số nội dung quan trọng trong kinh văn này.

Phật nói kinh Địa Tạng là muốn cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tâm mình, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình. Đó là nội dung cốt yếu của toàn bộ kinh Địa Tạng.

Về phần chính văn trong Kinh Địa Tạng, khi đọc kỹ và hiểu theo nghĩa lý sâu mầu của Kinh, ta sẽ thấy nhiều điều hết sức mới mẻ, mầu nhiệm. Khi hiểu rõ ý kinh, sự trì tụng mới đầy đủ ý nghĩa, đời tu của chúng ta mới đúng theo quỹ đạo tu hành; nếu không, chúng ta có thể rơi vào đường tà, vào mê tín, thì uổng một đời làm đệ tử của Đức Phật. Chúng ta là đệ tử Phật, tắm mình trong ánh hào quang của Phật, hào quang ấy là trí tuệ Phật tâm sẵn đủ của chính mình.

Cách tụng Kinh Địa Tạng đúng cách

Những Phật dạy trong Kinh Địa Tạng nghĩa lý rất thâm sâu và vi diệu, đọc qua một hai lần không thể nào chúng ta hiểu rõ được. Do đó, khi tụng kinh, chúng ta phải hết lòng thành kính. Phải có tâm tha thiết trân quý những lời Đức Phật dạy.

Trước khi tụng Kinh Địa Tạng, ta nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho thẳng. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe.

Đối với Kinh Địa Tạng cũng có cách tụng riêng biệt. Việc tụng Kinh Địa không chỉ giúp cho người còn sống được yên tâm, gia đình hòa thuận, bình yên. Tụng Kinh Địa Tạng trong ngày lễ tang, trong gia đình có người mất sẽ giúp họ được hướng dẫn trên con đường đi vào luân hồi. Chính vì thế tùy vào từng gia chủ và hoàn cảnh có những cách tụng Kinh Địa Tạng khác nhau.

Oai lực của kinh Địa Tạng là gì?

Oai lực của kinh Địa Tạng thể hiện rất rõ ràng. Trong đó, những uy lực có thể kể ra như giúp tiêu trừ tội chướng, được thân xinh đẹp, thoát kiếp nô lệ, siêu độ vong linh… Nhờ đó mà chúng ta được chư Phật, Bồ tát, chư Thiên… gia trợ hộ trì.

Điều này được chỉ dạy rõ trong Phẩm 6 của kinh Địa Tạng. Phần lớn nội dung của phẩm này về những lợi ích đối với các chúng sanh khi lễ bái và cúng dường Bồ tát Địa Tạng, trì tụng và biên chép kinh Địa Tạng, khuyên nhủ người khác noi theo công hạnh của Bồ tát Địa Tạng

Trong kinh Địa Tạng dạy rằng: “Người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép Kinh này, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát, cho đến bảo người khác đắp vẽ, thì quả báo mà người đó thọ nhận tất được lợi ích lớn.”

Chép kinh Địa Tạng không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với Pháp Bảo cao quý, đồng thời là cơ hội để Phật tử nương theo giáo pháp mà học hỏi, tu tập, hành trì. Đời này chúng ta đã tôn kính Pháp Bảo, chắc chắn đời sau sẽ tiếp tục có duyên lành được gặp lại kinh điển để tu học.

(Visited 406 times, 1 visits today)

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM